Dầu dưỡng thường được ép hoặc chiết xuất từ các loại thực vật (nhưng dầu dưỡng khác dầu ăn bạn nhé, cụ tỉ sẽ nằm ở cuối bài, và đó là lí do bạn không nên tận dụng dầu ăn làm dầu dưỡng nha ^^). Dầu dưỡng rất giàu acid béo, vitamin và dưỡng chất, nên nếu bạn đã tìm được dầu dưỡng chân ái rồi thì các bạn sẽ gần như lên cơn nghiện và cuồng em í vì những lợi ích khó mà từ chối em í mang lại, như da căng bóng, khỏe hơn, độ nhạy cảm giảm, giảm mụn, giảm tiết dầu, chưa kể giảm tình trạng bị đỏ do tiếp xúc lâu với nhiệt.
1. Phân biệt các loại dầu dưỡng da
Cùng có đuôi là oil, nhưng oil được chia làm rất nhiều loại:
- Pure Oil hay 100% Pure: đây là loại tinh khiết, được tinh luyện duy nhất từ 1 loại hạt, hoa, không pha tạp, không chứa chất hóa học và cực kì chất như nước cất luôn (mình rất mê và hay dùng loại này).
- Pure Blended Oil: là loại được pha trộn (mix) từ nhiều loại oil khác nhau nhưng không thêm các dưỡng chất khác. Loại này có thể gây kích ứng, nên các bạn cần đọc kĩ thành phần oil và cân nhắc với làn da của bạn.
- Oil/Blended Oil With Active Ingredients: là loại được pha trộn (mix) từ nhiều loại oil khác nhau và pha thêm các dưỡng chất khác có thể tan trong dầu như vitamin, retinol,...
Dựa vào phương pháp sản xuất, dầu dưỡng có thể chia thành 2 loại:
- Refined (hay Hot-pressed): loại dầu được chiết xuất bằng nhiệt, sử dụng nhiệt độ cao để tách dầu. Tuy nhiên, dưới tác dụng nhiệt, một số lợi chất bị biến đổi, thậm chí biến đổi thành có hại.
- Unrefined (hay Cold-pressed): loại dầu được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh, do không sử dụng nhiệt độ nên giữ được độ tinh khiết, vitamin và chất béo. Vì thế, những loại dầu ép lạnh sẽ có chất lượng tốt hơn, và giá thành cao hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý, dầu dưỡng da (facial oil) và tinh dầu (essential oil) là hai loại khác nhau:
- Dầu dưỡng da bạn có thể dùng riêng, apply trực tiếp lên da.
- Tinh dầu hầu hết không dùng trực tiếp mà đây là chất thường để mix chung với các sản phẩm skincare khác với một hàm lượng rất nhỏ, vì tinh dầu rất đặc và mạnh nên dễ gây kích ứng cho da nếu dùng nhiều.
2. Lựa chọn dầu dưỡng da phù hợp
Dầu có tính “ưa béo” nên dễ dàng thẩm thấu xuyên qua lớp mỡ của da giúp khôi phục, bổ sung lớp màng lipid bảo vệ da. Ngoài ra, lớp dầu này còn đóng vai trò là lớp khóa ẩm chứa vitamin, acid béo,... giúp làm ẩm, ngăn chặn tình trạng mất nước, chống lão hóa, phục hồi, tái tạo da, giúp da khỏe, mềm mại và mịn màng hơn.
Với tác dụng kinh thiên động địa như thế của dầu dưỡng thì bạn sẽ khó cầm lòng mà không yêu em í được. Tuy nhiên, để lựa chọn được dầu dưỡng phù hợp, các bạn cần:
- Xác định đúng loại da của bạn (các bạn tham khảo cách xác định tại đây nhé).
- Da dầu, da mụn: Nên dùng các loại dầu có hàm lượng Linoleic Acid cao, như Maracuja Oil (hay Passionfruit Seed Oil – Dầu hạt chanh leo), Grapeseed Oil (Dầu hạt nho), Prickly Pear Seed Oil (Dầu hạt xương rồng).
- Da rất khô, thiếu ẩm, lão hóa, da nhăn nheo: Nên dùng các loại dầu có hàm lượng Oleic Acid cao, như Avocado Oil (Dầu trái bơ), Camelia Oil (Dầu hoa trà). Các bạn da dầu, da mụn tuyệt đối tránh loại này nhé.
- Da hỗn hợp, da thiên khô: Nên dùng các loại dầu có hàm lượng Linoleic Acid và Oleic Acid gần như cân bằng, như Argan Oil, Pomegranate Seed Oil (Dầu hạt lựu)...
- Rosehip Oil (Dầu hạt tầm xuân) chứa Alpha-linoleic Acid là một loại Acid béo nằm giữa 2 loại Acid béo trên phù hợp với da thường, da thiên khô.
3. Cách sử dụng dầu dưỡng da
- Thông thường thì mùa hè bạn chỉ nên dùng vào buổi tối, còn mùa đông thì bạn có thể dùng 2 lần/ngày (sáng, tối).
- Cách dùng: cho 1-3 giọt dầu vào lòng bàn tay (số lượng tùy nhu cầu của da bạn), xoa nóng một chút và áp (hoặc vỗ nhẹ) lên mặt. Bạn thấy đó, tuy dầu dưỡng mắc, nhưng em í xài rất tiết kiệm, thực là đáng đồng tiền bát gạo các bạn nhỉ.
- Tuyệt đối không dùng dầu dưỡng cho vết thương hở.
- Kiên quyết mang cả chai dầu mắc tiền đi dưỡng thể, dưỡng gót chân, hay da tay ngay khi bạn thấy da xuất hiện mụn hoặc tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, hoặc khi chai dầu của bạn quá hạn sử dụng.
- Khi quy trình chăm sóc da có thêm dầu dưỡng, nếu bạn có dùng kem dưỡng ẩm, thì hãy sử dụng loại có kết cấu nhẹ và công thức không chứa dầu khoáng.
Ngoài ra, các bạn nhớ nguyên tắc texture khi bổ sung dầu dưỡng da trong chu trình skincare nhé, tức là dùng sản phẩm từ lỏng đến đặc dần nhé. Tức là nếu sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem dưỡng, gel hay emulsion ở dạng lỏng thì bạn dùng dưỡng ẩm trước và oils sau nhé, và ngược lại. Trong trường hợp bạn cảm nhận da mình đã đủ ẩm, thì bạn có thể chỉ cần dùng mỗi em ấy thôi là đủ để cân tất cả rồi.
4. Có tận dụng dầu ăn để dưỡng da không
Ở đây, mình sẽ chỉ đề cập đến loại dầu ăn chuẩn mỹ phẩm, tức là loại dầu ăn được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, có thành phần tinh khiết tuyệt đối và còn nguyên 100% dưỡng chất. Tuy nhiên, để thực sự được coi là loại dầu lý tưởng cho da thì loại dầu đó còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ lành tính, độ an toàn, độ sạch của nguyên liệu và không gây bít tắc lỗ chân lông.
Ngoài ra, đa phần các loại dầu ăn chuẩn mỹ phẩm có kích thước phân tử lớn nên dễ gây tắc lỗ chân lông, nói cách khác là dễ gây mụn.
Với vô vàn những nguy hiểm rình rập như thế, cá nhân mình không ủng hộ việc sử dụng dầu ăn để làm đẹp, có chăng đó sẽ chỉ là dưỡng thể với dầu olive, dưỡng tóc với dầu dừa và dùng như dầu tẩy trang trong trường hợp khẩn cấp.
Sau bài viết này, hy vọng các bạn sẽ không còn định kiến, “da dầu, da mụn thì không nên dùng dầu dưỡng”, quan trọng là “đúng dầu, đúng loại da”.
Chúc các bạn luôn xinh và chúc mừng các bạn đã bắt đầu lê lết trên con đường nghiện “dầu”.
Chúc mừng năm mới <3
1. Phân biệt các loại dầu dưỡng da
Cùng có đuôi là oil, nhưng oil được chia làm rất nhiều loại:
- Pure Oil hay 100% Pure: đây là loại tinh khiết, được tinh luyện duy nhất từ 1 loại hạt, hoa, không pha tạp, không chứa chất hóa học và cực kì chất như nước cất luôn (mình rất mê và hay dùng loại này).
- Pure Blended Oil: là loại được pha trộn (mix) từ nhiều loại oil khác nhau nhưng không thêm các dưỡng chất khác. Loại này có thể gây kích ứng, nên các bạn cần đọc kĩ thành phần oil và cân nhắc với làn da của bạn.
- Oil/Blended Oil With Active Ingredients: là loại được pha trộn (mix) từ nhiều loại oil khác nhau và pha thêm các dưỡng chất khác có thể tan trong dầu như vitamin, retinol,...
Dựa vào phương pháp sản xuất, dầu dưỡng có thể chia thành 2 loại:
- Refined (hay Hot-pressed): loại dầu được chiết xuất bằng nhiệt, sử dụng nhiệt độ cao để tách dầu. Tuy nhiên, dưới tác dụng nhiệt, một số lợi chất bị biến đổi, thậm chí biến đổi thành có hại.
- Unrefined (hay Cold-pressed): loại dầu được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh, do không sử dụng nhiệt độ nên giữ được độ tinh khiết, vitamin và chất béo. Vì thế, những loại dầu ép lạnh sẽ có chất lượng tốt hơn, và giá thành cao hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý, dầu dưỡng da (facial oil) và tinh dầu (essential oil) là hai loại khác nhau:
- Dầu dưỡng da bạn có thể dùng riêng, apply trực tiếp lên da.
- Tinh dầu hầu hết không dùng trực tiếp mà đây là chất thường để mix chung với các sản phẩm skincare khác với một hàm lượng rất nhỏ, vì tinh dầu rất đặc và mạnh nên dễ gây kích ứng cho da nếu dùng nhiều.
2. Lựa chọn dầu dưỡng da phù hợp
Dầu có tính “ưa béo” nên dễ dàng thẩm thấu xuyên qua lớp mỡ của da giúp khôi phục, bổ sung lớp màng lipid bảo vệ da. Ngoài ra, lớp dầu này còn đóng vai trò là lớp khóa ẩm chứa vitamin, acid béo,... giúp làm ẩm, ngăn chặn tình trạng mất nước, chống lão hóa, phục hồi, tái tạo da, giúp da khỏe, mềm mại và mịn màng hơn.
Với tác dụng kinh thiên động địa như thế của dầu dưỡng thì bạn sẽ khó cầm lòng mà không yêu em í được. Tuy nhiên, để lựa chọn được dầu dưỡng phù hợp, các bạn cần:
- Xác định đúng loại da của bạn (các bạn tham khảo cách xác định tại đây nhé).
- Da dầu, da mụn: Nên dùng các loại dầu có hàm lượng Linoleic Acid cao, như Maracuja Oil (hay Passionfruit Seed Oil – Dầu hạt chanh leo), Grapeseed Oil (Dầu hạt nho), Prickly Pear Seed Oil (Dầu hạt xương rồng).
- Da rất khô, thiếu ẩm, lão hóa, da nhăn nheo: Nên dùng các loại dầu có hàm lượng Oleic Acid cao, như Avocado Oil (Dầu trái bơ), Camelia Oil (Dầu hoa trà). Các bạn da dầu, da mụn tuyệt đối tránh loại này nhé.
- Da hỗn hợp, da thiên khô: Nên dùng các loại dầu có hàm lượng Linoleic Acid và Oleic Acid gần như cân bằng, như Argan Oil, Pomegranate Seed Oil (Dầu hạt lựu)...
- Rosehip Oil (Dầu hạt tầm xuân) chứa Alpha-linoleic Acid là một loại Acid béo nằm giữa 2 loại Acid béo trên phù hợp với da thường, da thiên khô.
3. Cách sử dụng dầu dưỡng da
- Thông thường thì mùa hè bạn chỉ nên dùng vào buổi tối, còn mùa đông thì bạn có thể dùng 2 lần/ngày (sáng, tối).
- Cách dùng: cho 1-3 giọt dầu vào lòng bàn tay (số lượng tùy nhu cầu của da bạn), xoa nóng một chút và áp (hoặc vỗ nhẹ) lên mặt. Bạn thấy đó, tuy dầu dưỡng mắc, nhưng em í xài rất tiết kiệm, thực là đáng đồng tiền bát gạo các bạn nhỉ.
- Tuyệt đối không dùng dầu dưỡng cho vết thương hở.
- Kiên quyết mang cả chai dầu mắc tiền đi dưỡng thể, dưỡng gót chân, hay da tay ngay khi bạn thấy da xuất hiện mụn hoặc tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, hoặc khi chai dầu của bạn quá hạn sử dụng.
- Khi quy trình chăm sóc da có thêm dầu dưỡng, nếu bạn có dùng kem dưỡng ẩm, thì hãy sử dụng loại có kết cấu nhẹ và công thức không chứa dầu khoáng.
Ngoài ra, các bạn nhớ nguyên tắc texture khi bổ sung dầu dưỡng da trong chu trình skincare nhé, tức là dùng sản phẩm từ lỏng đến đặc dần nhé. Tức là nếu sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem dưỡng, gel hay emulsion ở dạng lỏng thì bạn dùng dưỡng ẩm trước và oils sau nhé, và ngược lại. Trong trường hợp bạn cảm nhận da mình đã đủ ẩm, thì bạn có thể chỉ cần dùng mỗi em ấy thôi là đủ để cân tất cả rồi.
4. Có tận dụng dầu ăn để dưỡng da không
Ở đây, mình sẽ chỉ đề cập đến loại dầu ăn chuẩn mỹ phẩm, tức là loại dầu ăn được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, có thành phần tinh khiết tuyệt đối và còn nguyên 100% dưỡng chất. Tuy nhiên, để thực sự được coi là loại dầu lý tưởng cho da thì loại dầu đó còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ lành tính, độ an toàn, độ sạch của nguyên liệu và không gây bít tắc lỗ chân lông.
Ngoài ra, đa phần các loại dầu ăn chuẩn mỹ phẩm có kích thước phân tử lớn nên dễ gây tắc lỗ chân lông, nói cách khác là dễ gây mụn.
Với vô vàn những nguy hiểm rình rập như thế, cá nhân mình không ủng hộ việc sử dụng dầu ăn để làm đẹp, có chăng đó sẽ chỉ là dưỡng thể với dầu olive, dưỡng tóc với dầu dừa và dùng như dầu tẩy trang trong trường hợp khẩn cấp.
Sau bài viết này, hy vọng các bạn sẽ không còn định kiến, “da dầu, da mụn thì không nên dùng dầu dưỡng”, quan trọng là “đúng dầu, đúng loại da”.
Chúc các bạn luôn xinh và chúc mừng các bạn đã bắt đầu lê lết trên con đường nghiện “dầu”.
Chúc mừng năm mới <3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét