Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

TỦ SÁCH NGHỊ LỰC SỐNG

Mình lập tủ sách nghị lực sống bởi đây là những cuốn sách khiến mình bị thu hút, mọi thứ trước mắt như nhòa đi, hơi thở như ngưng đọng lại, suy nghĩ như lướt nhanh hơn trong tâm trí và mình đã không thể rời tay khỏi từng trang sách.

1. Muốn sống – Sally Nicholls 
Sally Nicholls hoàn thành quyển sách vào năm 2007- khi vừa tròn 23 tuổi. 
Cuốn sách kể về cuộc sống của hai cậu bé Sam và Felix, một người bị máu trắng, người kia bị ung thư. Hai đứa trẻ hàng ngày sống dựa vào thuốc men và những đợt hóa trị đã làm bạn với nhau và cùng thực hiện những ước muốn cuối đời trong cuốn sách Ways to Live Forever (tên nguyên tác của sách) của chính Sam. Cuốn sách là tập hợp các bản kê, các câu chuyện, các hình chụp, các câu hỏi ghi lại cuộc đời Sam nhằm thỏa mãn sự ham hiểu biết và sở thích “khác người” - chuyên sưu tập các thắc mắc xung quanh cái chết:“ Hấp hối là gì? Vì sao người ta thế nào rồi cũng phải chết? Bạn sẽ về đâu sau khi chết? Làm thế nào để được bất tử?..”.
Nhưng khi biết tin Felix qua đời, Sam nhận ra cậu sẽ không bao giờ hoàn thành hết danh sách mà họ đã đề ra.
Sam vẫn giữ thái độ lạc quan tới giây phút cuối. Giữa nhiều lựa chọn, cậu đã chọn nụ cười. Giữa nhiều lựa chọn, cậu đã chọn sự bình thản. Giữa nhiều lựa chọn, cậu đã chọn niềm tin rằng cậu sẽ được hồi sinh.

2. Một lít nước mắt - Kito Aya 
Một lít nước mắt là cuốn nhật ký của cô gái nhỏ bé Kito Aya trong suốt 10 năm từ thời điểm cô biết mình mắc bệnh thoái hóa tiểu não khi đang học trung học. Dù căn bệnh khiến Aya gặp nhiều khó khăn trong di chuyển và cử động, nhưng cô vẫn chăm chỉ viết nhật ký, ghi lại những điều khiến mình hạnh phúc, nỗi buồn và cả những ước mơ nhỏ bé. 
Cô gái người Nhật Bản Kito Aya chỉ sống vỏn vẹn 25 năm, trong đó hơn nửa cuộc đời chống chọi với bệnh tật. Nhưng Aya may mắn có người mẹ yêu thương cô hết mức, là chỗ dựa vững chắc nhất, chăm sóc cô đến cuối đời. 

3. Hoa Hướng Dương Không Cần Mặt Trời – Trần Tử Khâm 
Hoa Hướng Dương Không Cần Mặt Trời làm người đọc xúc động với ba chi tiết rất riêng, rất thực. 
Nhưng cao hơn cả, là tấm gương của một cô gái mảnh mai, không chỉ biết chấp nhận số phận mà còn biết vượt lên số phận. Trần Tử Khâm đã gián tiếp gửi tới tất cả những người đang sống một thông điệp rắn rỏi: “Chết không có nghĩa là hết. Người ta vẫn có thể biến nỗi đau thành một giá trị, một biểu tượng của khí phách”.

4. Khi hơi thở hóa thinh không - Paul Kalanithi 
Khi hơi thở hóa thinh không là cuốn tự truyện của một bác sĩ phẫu thuật thần kinh tài năng tại Stanford khi được chẩn đoán ung thu phổi giai đoạn cuối ở tuổi 36. Cuốn sách là lời kể chân thành nhất từ khi Paul Kalanithi bắt đầu hành nghề phẫu thuật cho đến quyết định có con của hai vợ chồng anh bất chấp những ảnh hưởng từ căn bệnh. 
“Một ngày chúng ta được sinh ra, một ngày khác chúng ta sẽ chết đi, cùng một ngày, cùng một giây... Cửa sinh cũng là cửa tử, ánh sáng lóe lên một khoảnh khắc, và lần nữa lại là đêm.”
"Sống là gì anh kiếm tìm trong cái chết
Giờ nhận ra khi hơi thở hóa thinh không" 

5. Chiếc áo lặn và con bướm - Jean-Dominique Bauby 
Chiếc áo lặn và con bướm là cuốn tự truyện của nhà văn, nhà báo, tổng biên tập của tạp chí Elle Pháp Jean-Dominique Bauby khi ông bị tai biến mạch máu não và tàn phế ở tuổi 43. Cuốn sách thuật lại những gì đã xảy ra với ông vào ngày 8/12/1995 và những cảm giác của Jean-Dominique khi cơ thể không thể hoạt động, chỉ còn lại một con mắt trái và tâm trí để kết nối với mọi người. 
Đây là cuốn sách vô cùng đặc biệt được viết bằng hơn 200,000 lần nháy mắt của Jean-Dominique trong ròng rã suốt hai tháng để hình thành nên cuốn sách dày hơn 100 trang.
Cuốn tự truyện của Jean-Dominique được xuất bản tại Pháp vào tháng 3/1997, chỉ 3 ngày trước khi ông qua đời.

6. Bài giảng cuối cùng - Randy Pausch và Jeffrey Zaslow 
Bài giảng cuối cùng của Giáo sư Randy Pausch là câu chuyện về người thầy vĩ đại lay động hàng triệu người trên thế giới. 
“Bài giảng cuối cùng” là bài giảng khép lại một sự nghiệp, khép lại một cuộc đời và được chia sẻ bằng cảm xúc và những câu chuyện. Những bài học đơn giản mà giáo sư Randy Pausch dạy chúng ta là cách đối mặt với hiện thực. “Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”
Điều đặc biệt trong bài giảng cuối cùng của Giáo sư Randy Pausch nằm ở chỗ, thay vì nói về cái chết, ông đã quyết định nói về sự sống: Một sự sống đầy ắp những ước mơ, niềm tin, sự hứng khởi và tình yêu mãnh liệt dành cho những gì mà một người thật sự đam mê, thật sự quý trọng cuộc đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÓ LẼ BẠN NÊN GẶP "BÁC SỸ TÂM LÝ"

Ngày nay, khi sức khỏe tinh thần là một vấn đề lớn của xã hội, thì mỗi khi chúng ta, chắc hẳn cũng ít nhất một lần trong cuộc đời đã từng, h...