Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

HIỂU BIẾT VỀ KEM CHỐNG NẮNG

Kem chống nắng là một đề tài có rất nhiều khía cạnh để khai thác. Lựa chọn một loại kem chân ái phù hợp đôi khi là sự trải nghiệm (có trả giá) mất phí, và để hành trình trải nghiệm ấy bớt dài, chúng mình cùng bỏ túi mấy tips đơn giản, dễ nhớ sau nhé.
1. Phân biệt kem chống nắng
Dù tồn tại ở các dạng khác nhau, nhưng về cơ bản, kem chống nắng chia thành hai loại:
- Kem chống nắng vật lí, còn được gọi là Mineral Sunscreen
, Physical sunscreen, Inorganic sunscreen, Sunblock hay kem chống nắng vô cơ;
Nguyên tắc hoạt động: Phản xạ, khuếch tán hoặc chặn các tia UV do chứa các thành phần không có khả năng hấp thụ tia UV;
Thành phần chính: Titanium Dioxide (TiO2), Zinc Oxide (ZnO);
Hiệu quả sử dụng: Có hiệu quả ngay sau khi thoa;
Cách sử dụng: Apply sau cùng skincare và chỉ dưới lớp makeup;
Ưu điểm: Có tác dụng trong thời gian lâu, ít gây kích ứng cho da;
Nhược điểm: Thường để lại vệt trắng, hoặc lợn cợn, khó tiệp màu da.
- Kem chống nắng hóa học, có tên gọi khác 
là Chemical sunscreen, Organic sunscreen hay kem chống nắng hữu cơ;
Nguyên tắc hoạt động: Hấp thụ tia UV, chuyển hóa thành nhiệt năng và phân tán đi trước khi ảnh hưởng đến da;
Thành phần chính: Octylcrylene, Octinoxate, Homosalate, Uvinul T150, Avobenzone, Uvinul A Plus, Mexoryl SX&XL, Tinosorb S&M,... và luôn được nghiên cứu, tìm tòi khám phá thêm nhiều hợp chất mới hiệu quả hơn, ít kích ứng hơn;
Hiệu quả sử dụng: Có tác dụng sau khi thoa 20p;
Cách sử dụng: Apply ở lớp dưới cùng sát da hoặc sau skincare có kết cấu lỏng như serum/essence;
Ưu điểm: Thẩm thấu nhanh, tiệp màu da, thành phần chống nắng có tính chất bảo vệ cao;
Nhược điểm: Một số hợp chất tăng khả năng kích ứng cho da có thể không phù hợp với da nhạy cảm, da mụn, dễ gây cay mắt.
Kem chống nắng vật lí hay hóa học đều có những ưu nhược điểm riêng, và vì thế đã có một loại kem con lai vật lí và hóa học ra đời, chứa đựng đầy đủ các ưu việt của cha anh chúng. Theo mình thì cách sử dụng của loại kem lai này nên được xài giống như loại kem chống nắng hóa học
Trừ các loại kem chống nắng chống thấm nước (Waterproof), kem chống nắng thường không bền với nước, dễ bị trôi, nên để tăng hiệu quả sử dụng kem, cần thoa lại kem sau 2 tiếng sử dụng.
Và đây là cách mà kem chống nắng bảo vệ làn da của chúng ta:
Tóm lại, về cơ bản sẽ là:
- Nếu phải hoạt động ngoài nắng lâu, bạn nên chọn kem có thành phần vô cơ để có tác dụng lâu.
- Nếu da bạn nhạy cảm, bạn nên chọn loại kem có thành phần Zinc Oxide (ZnO) hoặc Titanium Dioxide (TiO2).
- Nếu da bạn đang bị mụn bạn nên chọn các sản phẩm dạng xịt.

2. Các chỉ số trên kem chống nắng
Trên thân vỏ các sản phẩm chống nắng thường ghi các chỉ số SPF, PA, PPD, Broad Spectrum. Cụ tỉ các bạn ấy chính là:
- Chỉ số SPF (Sunburn Protection Factor) là thước đo mức độ bảo vệ da bạn khỏi tia UVB;
- Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening) biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng;
- Chỉ số PA (Protection Factor of UVA) là chỉ số thể hiện khả năng lọc tia cực tím UVA;
- Broad Spectrum hoặc Full Spectrum là bảo vệ quang phổ rộng, có khả năng hạn chế cả tia UVA và tia UVB.

Theo đó thì, khi lựa chọn kem chống nắng, tối thiểu sẽ là SPF30, và PA càng nhiều (+) càng tốt. Ngoài ra, nếu sản phẩm bạn sử dụng không có ghi PA, nhưng có SPF và Broad Spectrum thì bạn cũng yên tâm sử dụng nhé.
Ngoài ra thì:
– Nếu chủ yếu ở trong nhà, văn phòng: PPD 8-10/ PA+++.
– Nếu đi chơi/ làm việc thông thường (shopping, chơi thể thao ngoài trời): PPD 15-20/ PA++++.
– Nếu đi biển: PPD 30+ và waterproof.

Còn đây là khả năng xuyên thấu của tia cực tím:
Các bạn thấy đấy, lực sát thương của tia cực tím sẽ phá hủy collagen, gây lão hóa và thậm chí là ung thư da. Để sống chung với kem chống nắng mà không gây bí bức khó chịu, các bạn nhớ đọc mục 4 và xem thêm bài viết trước ở đây nhé.

3. Chỉ số tử ngoại - UV Index
Đây là chỉ số không hề được ghi thông tin trên vỏ kem chống nắng nhưng lại là một chỉ số mà ngày nay đã xuất hiện trên hầu hết các app về thời tiết.
Chỉ số tử ngoại (UV Index) là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Chỉ số này được dánh giá theo thang điểm từ 1-11+. UV Index càng cao, khả năng tác động đến da và mắt càng lớn, và thời gian gây ra tác động càng ngắn.
Căn cứ vào chỉ số UV để chúng ta có những biện pháp che chắn phù hợp để có thể tự do vui chơi.
Dưới đây là bảng chỉ số UV trung bình theo tháng tại Hà Nội.
Haizzaaaa, Hà Nội chúng ta may mắn nằm trong vùng mà chúng ta không lo bị trầm cảm theo mùa nhưng nguy cơ ảnh hưởng từ tia tử ngoại thì lại xếp vào hàng có số má. UVA, UVB thì còn có kem chống nắng gánh đỡ, còn UVC thì đành phó mặc số phận cho tầng ozone mà thôi. Thế nên, ngay từ hôm nay, nếu bạn chưa tậu cho mình kem chống nắng thì các bạn đừng ngại ngần dùng nó ngay và luôn bạn nhé.

4. Các lưu ý khi sử dụng kem chống nắng
- Dùng kem chống nắng thì chắc chắn việc tẩy trang cẩn thận là cần thiết. Không tẩy trang hoặc tẩy trang sơ sài sẽ tạo điều kiện cho lớp kem chống nắng bám bụi bẩn, tạp chất khiến da xỉn màu hay tệ hơn là nổi mụn.
- Tùy từng loại da, tùy nhu cầu của bản thân, nếu bạn cảm thấy da khô thoáng, không bí, không khó chịu thì bạn không cần phải tẩy trang giữa ngày. Bạn cũng không cần rửa mặt quá nhiều trong ngày để đảm bảo cho làn da ở trạng thái ổn định.
- Việc thoa lại kem chống nắng được khuyến cáo với các bạn phải tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian lâu, đi bơi, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời gây đổ mồ hôi, còn với các bạn nhân viên văn phòng, ít tiếp xúc với ánh mặt trời thì việc thoa lại là không cần thiết.
- Cách đúng nhất để thoa kem chống nắng là vỗ nhẹ, nhưng rất mất thời gian, nên bạn có thể xoa nhè nhẹ rồi vỗ cũng nhè nhẹ để sản phẩm được apply đều và giảm thiểu sự kích ứng trên da. 

Tuy hy vọng về một làn da không lão hóa là hy vọng rất viển vông của loài người, nhưng với sự phát triển của khoa học, lưu giữ dài lâu hơn một chút thì có vẻ là khá khả quan phải không các bạn.
Hy vọng bài viết có ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn xinh <3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÓ LẼ BẠN NÊN GẶP "BÁC SỸ TÂM LÝ"

Ngày nay, khi sức khỏe tinh thần là một vấn đề lớn của xã hội, thì mỗi khi chúng ta, chắc hẳn cũng ít nhất một lần trong cuộc đời đã từng, h...