Sách y học luôn là một lĩnh vực cần với đa số, nhưng đầu sách thì không nhiều, và đây là một số đầu sách đã cuốn hút mình.
1. Ruột ơi là ruột - Giulia Enders
"Táo bón giống như là khi bạn đợi một cái gì đó mà không thấy nó đến. Và, bạn vẫn phải dùng rất nhiều lực. Đôi khi, dù cho đã nỗ lực rất nhiều, bạn chỉ nhận được ba hòn đen đen • • •. Hoặc việc đi ngoài sẽ diễn ra, nhưng không thường xuyên lắm”
Cuốn sách Ruột ơi là ruột là một cuộc phiêu lưu của thức ăn từ khi bắt đầu liều lĩnh lao mình qua khoang miệng và cuối cùng là bầm dập, biến dạng và bốc mùi phi ra ngoài.
Cuốn sách với lời tựa "Bí mật của một thế giới đã bị lãng quên” cung cấp kiến thức y
khoa dưới góc nhìn hài hước, thú vị về hệ thống sinh thái hùng vĩ bên trong cơ
thể chúng ta.
Ngoài bí kíp chống đỡ táo bón (thử rồi, hiệu quả
các bạn ạ), tào tháo thì các bà mẹ cần cân nhắc khi đọc cuốn này vì bản thân mình
đã hihi, không nén nổi tò mò nhòm ngó sản phẩm đầu ra xem có chuẩn như sách nói
không. À, mà tác giả thì siêu trẻ nữa, 9x hẳn hoi, nên sách phù hợp với mọi lứa
tuổi.
2. Định luật y học - Siddhartha Mukherjee
Voltaire từng viết "Bác sĩ là người kê đơn những loại thuốc mà họ hiểu biết rất ít, để chữa trị những căn bệnh mà họ hiểu biết còn ít hơn, cho những con người mà họ thậm chí không hề hiểu biết gì".
2. Định luật y học - Siddhartha Mukherjee
Voltaire từng viết "Bác sĩ là người kê đơn những loại thuốc mà họ hiểu biết rất ít, để chữa trị những căn bệnh mà họ hiểu biết còn ít hơn, cho những con người mà họ thậm chí không hề hiểu biết gì".
Chuyên ngành y học chính là việc vận dụng khéo léo kiến thức trong điều kiện thiếu chắc chắn, một chuyên ngành vẫn đang không ngừng học hỏi để kết hợp kiến thức thuần túy với kiến thức thực tế. "Ngành khoa học non trẻ nhất" cũng là ngành khoa học nhân đạo nhất, đó cũng có thể là ngành khoa học đẹp đẽ nhất và mong manh nhất mà chúng ta từng nghiên cứu.
3. Lịch Sử Ung Thư - Hoàng Đế Của Bách Bệnh - Siddhartha Mukherjee
Với 700 trang sách, khi bạn đã bắt đầu đọc là không thể dừng lại được, bởi “Ung thư là hoàng đế của bách bệnh, là vua của mọi nỗi kinh hoàng”.
Cuốn sách đã cung cấp những thông tin về lịch sử điều trị và nghiên cứu ung thư, kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. Căn bệnh này tiếp tục tồn tại một cách lặng im trong dòng chảy của lịch sử. Như tác giả đã viết “Sự xuất hiện của ung thư trên thế giới là sản phẩm của hai mặt tối: nó trở nên phổ biến chỉ khi tất cả những tác nhân giết người khác đã bị tiêu diệt”.
Ung cầu bạch cầu, căn bệnh lần đầu tiên được quan sát bởi Rudolph Virchow và Franz Ernst Christian Neumann cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử về ung thư và y học. Đã có nhiều hành trình với vô vàn khó khăn nhằm tìm cách điều trị căn bệnh này, dù chỉ tạo ra sự thuyên giảm tạm thời. Thông qua đó, các bác sĩ ngày càng hiểu thêm về ung thư, nghiên cứu và tìm ra thêm nhiều loại thuốc và liệu pháp mới. Rất nhiều thông tin nghiên cứu và phương pháp điều trị mới nhất cũng đã được đề cập trong sách.
“Nếu lao là thứ bệnh lý cực đoan gắn liền với chủ nghĩa lãng mạn thời Victoria, đó là căn bệnh của nhà thơ, như John Keats âm thầm ủ cái chết trong một căn phòng nhỏ nhìn ra Spanish Step ở Rome, hay Byron, mơ tưởng cái chết do căn bệnh này để gây ấn tượng với tình nhân. Thì ung thư là chủ nghĩa cá nhân tuyệt vọng”.
Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của nhân loại: "Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì."
Đang hóng chờ cuốn sách tiếp của tác giả “Gen: Một lịch sử gần gũi”, với nội dung là câu trả lời cho câu hỏi mang tính quyết định đến tương lai chúng ta: Loài người rồi sẽ có ý nghĩa thế nào nếu ta có thể tự “đọc” và “viết ra” chính thông tin di truyền của mình?
4. GEN: Lịch sử và tương lai của nhân loại - Siddhartha Mukherjee
Cuối cùng, sau bao ngày chờ đợi, tôi đã cầm trên tay cuốn sách mà tôi hằng mong ngóng. Một từ "tuyệt vời" không thể truyền tải hết thông điệp mà cuốn sách mang lại.
Tôi đã bị ấn tượng với câu chuyện của Mendel. Rất ấn tượng, bởi tôi nhớ, ngày trước khi học môn sinh học, thầy giáo dạy môn này chỉ mang lại cho tôi toàn sợ hãi. Tôi đã ước, nếu như tôi được đọc "GEN: Lịch sử và tương lai của nhân loại" sớm hơn, có lẽ tôi đã không hoảng sợ trước môn Sinh đến thế.
Cuốn sách được tác giả viết mở đầu từ chính câu chuyện của gia đình mình với hai người chú và một người anh họ bị tâm thần phân liệt và nỗi sợ dù không rõ ràng nhưng đã bắt đầu nhen nhóm về mầm mống của căn bệnh đang được nuôi dưỡng bên trong mình.
Nếu “Lịch sử ung thư - Hoàng đế của bách bệnh” là câu chuyện về mã di truyền đã suy tàn và không thể cứu chữa, thì “Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại” chính là tiền truyện về hành trình dài đằng đẵng của gen trong lịch sử loài người.
Mới mẻ và bi thương, sự phát hiện gen, như tác giả đã viết, có thể coi là “một trong những ý tưởng mạnh mẽ và nguy hiểm nhất trong lịch sử khoa học.”
5. Ai rồi cũng chết - Atul Gawande
Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mà người già sẽ phải đối mặt. Cuốn sách giúp bạn trả lời được câu hỏi: liệu già ở ta sướng hay già ở tây sướng hơn, hay liệu nhà dưỡng tiêu chuẩn tây có thực sự là chốn bồng lai như ta vẫn tưởng tượng.
Cuốn sách giúp chúng ta đối mặt với nỗi lo sợ to hơn cả một căn bệnh rõ ràng nào đó, bệnh người già.
Qua đó, tác giả cũng đồng thời khám phá ra cách giải quyết để đương đầu với tuổi già dễ dàng hon, rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm khác đi, để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người cũng như cho chính bản thân chúng ta.
Cuốn sách cũng nhắc nhở chúng ta rằng, nền y học luôn rất sẵn lòng kéo dài sự sống của mỗi con người, nhưng lại khuyến khích trong việc giúp chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết – điều vốn dĩ không thể tránh khỏi.
6. Hiểu về sự chết - Sherwin B. Nuland
Thêm một cuốn sách nữa viết về cái chết mà mình thì không thích nghe từ này chút nào cả, cũng như không thích cái từ đó chình ình trên giá sách, thế mà cuối cùng, sự tò mò đã giết chết con voi, lại thêm em ấy vào đội của mình. Xét cho cùng, loài người tiến hóa cũng vì tò mò mà.
Tất nhiên đây không phải là một cuốn sách y khoa thuần tuý, cuốn sách đơn giản giúp mỗi người có được những kiến thức cơ bản về cái chết, hiểu về nó để cảm nhận được nỗi đau mà nạn nhân của nó đang trải qua, để trân trọng những giây phút cuối cùng được sống bên người thân yêu của mình.
"Chẳng có gì là phẩm giá trong cái chết cả", “phẩm giá mà chúng ta tìm kiếm trong cái chết phải được tìm thấy trong phẩm giá của cuộc đời mà chúng ta đã sống".
Gấp sách lại để nhận ra hãy sống một cuộc sống trọn vẹn để không khi nào phải hối tiếc.
7. Tế Bào Gốc: Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học - Paul Knoepfler
Đây là một cuốn sách khoa học đúng nghĩa, là một thách thức kha khá với mình. Mình thích đọc sách khoa học vì các dịch giả đều rất có tâm, lời văn sát nghĩa, không bị rối nùi, vì có lẽ các dịch giả và người hiệu đính đều là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nên họ hiểu rõ vấn đề họ đang dịch.
Về cơ bản, cuốn sách được viết cho người ngoài ngành. Nó giúp hiểu thêm nhiều điều về hoạt động sinh học của chính cơ thể mình, đặc biệt là của hệ miễn dịch của cơ thể, và có cái nhìn đúng đắn không phải cái nhìn bị thần thánh hóa về tế bào gốc.
8. Sách không hẳn là sách y học nhưng do bác sỹ viết
Bộ sách này nói về chuyên ngành y thì in ít thôi, chủ yếu là những mẩu chuyện về cuộc đời nhiều hơn, nhưng bạn cũng sẽ tìm được những kiến thức y khoa bổ ích trong đó.
9. Nhân tố Enzyme - Hiromi Shinya
Cuốn sách cung cấp kiến thức, chế độ dinh dưỡng khoa học, những nhận định sai lầm về cách ăn uống cần tránh… giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh với thông điệp "Hãy yêu thương bản thân trước khi quá muộn".
Bên cạnh đó, Nhân tố Enzyme khiến bạn phải giật mình khi nhận ra những suy nghĩ được cho là tốt với sức khỏe lại chứa nhiều yếu tố gây hại trong cơ thể.
Với các loại thuốc, Hiromi Shinya khẳng định "về cơ bản, tất cả các loại thuốc đều là ‘thuốc độc’ với cơ thể". Có nhiều người từ bỏ thuốc Tây và tin tưởng lựa chọn Đông y vì nghĩ không có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Nhưng thực tế không phải vậy, dù bạn dùng thuốc gì cũng đều gây hại cho cơ thể con người ở mặt nào đó. Nếu tác dụng thuốc càng nhanh độc tính càng mạnh.
Đặc biệt trong cuốn sách Nhân tố Enzyme, Hiromi Shinya dành một chương nói về "kịch bản của sự sống". Ông đánh đúng vào tâm lý của mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là giới trẻ.
Để thỏa mãn dục vọng được ăn ngon, ta vượt ra khỏi giới hạn thực phẩm cho phép của tự nhiên, Chính những ham muốn đó khiến ta phải trả giá bằng cả sức khỏe.
Nói về những điều đúng và đúng đến đâu mà bộ sách truyền tải thì còn nhiều tranh cãi, nhưng dù đứng trên góc độ quan điểm nào thì theo mình, có một số thông điệp mà mình thấy nên áp dụng, và nếu áp dụng được thì chỉ có lợi cho sức khỏe mà thôi, ví như là:
- Cân đối tỷ lệ thực phẩm trong bữa ăn: ngũ cốc (bao gồm cả các loại hạt, đỗ); rau, củ, quả; thực phẩm động vật;
- Ưu tiên lựa chọn các loại ngũ cốc không chế biến tinh;
- Ưu tiên các loại thực phẩm tươi mới, chưa qua tinh chế;
- Hạn chế dùng bơ thực vật và đồ chiên, rán;
- Ăn ít một, nhai kỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét